Ung thư dạ dày tương đối hiếm gặp so với các loại ung thư khác, nhưng mối nguy hiểm lớn nhất của bệnh này là khó chẩn đoán bệnh.
Vì ung thư dạ dày thường không gây ra bất kỳ triệu chứng sớm nào, nó thường không được chẩn đoán cho đến khi nó lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển khối u ác tính ở bất cứ phần nào của dạ dày. Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp nhưng rất khó và rất dễ di căn đến các bộ phận khác, đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan. Theo thống kế thu được thì đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở nam giới và thứ 5 ở nữ giới.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:
Biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa nên rất khó để phát hiện. 70% trường hợp mắc ung thư dạ dày phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển nặng, di căn đến các bộ phận khác của cơ th. Một số triệu chứng điển hình của bệnh là:
Những triệu chứng này cũng có thể là của các bệnh khác như nhiễm virút dạ dày, loét dạ dày hay viêm ruột loét miệng nên việc chẩn đoán cần phải có bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc ung bướu
Triệu chứng sớm
Triệu chứng muộn
Giai đoạn 0
: là ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Giai đoạn này còn gọi là ung thư biểu mô khi các tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
Giai đoạn 1
: các tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày. Giai đoạn này vẫn chưa có nguy hiểm gì và bệnh chưa lây qua các cơ quan khác.
Giai đoạn 2
: các tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc. Giai đoạn này còn gọi là ung thư dưới cơ.
Giai đoạn 3: các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.
Giai đoạn 4: Đây là ung thư dạ dày giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư đã lan ra khắp cơ thể. Khi người bệnh được chẩn đoán giai đoạn này, cơ hội sống sót là rất ít.
Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào loại bệnh, giai đoạn bệnh, sức khỏe của bệnh nhân… Các phương pháp thường gặp là:
Phẫu thuật: mổ cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Phương pháp này sử dụng với trường hợp bệnh nhân mắc ung thư dạ dày giai đoạn đầu với mục đích chữa khỏi bệnh. Với bệnh nhân giai đoạn cuối, phương pháp này nhằm thiết lập lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
Hóa trị: phương pháp này điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.
Xạ trị: dùng năng lượng cao để diệt các tế bào ung thư. Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.
Điều trị nhắm mục tiêu: sử dụng thuốc hoặc các chất khác để xác định và tiêu diệt tế bào ung thư cụ thể mà không làm hại các tế bào bình thường. Liệu pháp kháng thể đơn dòng là một loại liệu pháp nhắm mục tiêu được sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là căn bệnh có diễn biến khá phức tạp và hiện nay chúng ta chưa có loại thuốc nào chuyên đặc trị ung thư dạ dày, nên ngoài việc áp dụng các phác đồ điều trị ung thư dạ dày thì chúng ta cần phải có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện sức khỏe tốt nhất.
Đầu tiên là vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh. Ở trường hợp nào, người bệnh cũng nên ăn các chất lỏng nhiều hơn để không làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày. Có thể ăn các chất lỏng như cháo, súp, sữa, canh hầm mà nhanh đói thì nên cho bệnh nhân ăn nhiều bữa trong ngày để duy trì sức khỏe cho người bệnh. Mùi vị các món ăn không quá ngấy, thanh đạm nhạt và có vị hơi ngọt sẽ khiến cho người bệnh không bị khó chịu khi ăn.
Còn riêng với việc chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối, bạn nên có sự kiên nhẫn vì người bệnh rất khó khăn trong việc đi lại cũng như ăn uống. Họ có thể không ăn được gì và nằm một chỗ.
Bạn cũng nên xoa bóp thường xuyên chân tay và những chỗ của cơ thể tiếp xúc với giường hàng ngày để các mạch máu được lưu thông, người cảm thấy đỡ đau nhức mỏi hơn.
Không chỉ chăm sóc về sức khỏe cho người bệnh mà bạn cần chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân ung thư dạ dày vì tinh thần của họ lúc này khá là nhạy cảm, luôn lo sợ các cơn đau ập đến và dễ cáu gắt hơn so với bình thường. Điều này chắc chắn cần phải có sự thông cảm, cùng nói chuyện với người bệnh, có thể chia sẻ hoặc bàn về vấn đề nào đó mà bệnh nhân cảm thấy có hứng thú khi nói chuyện.