1800.8019

Trao hy vọng - vững niềm tin

BỆNH UNG THƯ

Ung thư gieo nỗi sợ hãi cho rất nhiều người vì họ nghĩ rằng được chẩn đoán ung thư giống như lĩnh án tử. Thật ra ung thư đúng là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực thì cơ may chữa khỏi là rất cao.

Bệnh ung thư là gì ?

Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư ?

Dấu hiệu và triệu chứng -
Lúc nào chúng ta cần đi khám bác sĩ ?

Các phương pháp điều trị ung thư

Ung thư là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu

Khối u có thể là lành tính hoặc ác tính, khối u lành tính không lan rộng trong cơ thể, ngược lại khối u ác tính thì tế bào ung thư có thể di căn tới cơ quan khác và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Khối u lành tính: Có vỏ bọc xung quanh, u có ranh giới rõ, thường chỉ phát triển chậm tại chỗ, không di căn, không xâm lấn sang các mô khác. Khối u lành tính ít khi ảnh hưởng đến tính mạng (trừ trường hợp chúng gây chèn ép đến cấu trúc sống còn lại).
Khối u ác tính: U thường không có ranh giới rõ ràng và phát triển rất nhanh, di căn xa và xâm lấn vào các cơ quan khác. Khối u ác tính đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người.

Bệnh ung thư là gì ?

Ung thư gây ra do đột biến ADN trong tế bào. ADN trong tế bào chứa một lượng lớn các Gen riêng lẻ, mỗi Gen thiết lập cấu trúc và chức năng của tế bào, cách chúng tăng trưởng và phân chia. Sai sót trong cấu trúc làm rối loạn hoạt động bình thường của tế bào và trở thành tế bào ung thư. Nguyên nhân gây đột biến Gen có rất nhiều nhưng được chia thành hai nhóm chính sau:

Yếu tố nội tại: Bạn có thể được hưởng bộ gen đột biến thừa kế từ bố mẹ. Dạng đột biến này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong ung thư.

Yếu tố bên ngoài: Phần lớn gen đột biến xảy ra sau khi bạn sinh ra và không phải do di truyền. Có một số yếu tố có thể gây đột biến gen như hút thuốc lá, phóng xạ, virus, hóa chất sinh ung, béo phì, hormone, viêm mạn tính và thiếu luyện tập.

Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư

Hầu hết bệnh ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng. Thông thường,ung thư có thời gian ủ bệnh khá dài. Do đó cách phòng và điều trị ung thư hiệu quả nhất được khuyến cáo là nên đi khám sức khỏe định kì 6 tháng một lần.

Triệu chứng của ung thư được phân làm ba nhóm chính:
Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu, đau và/hoặc loét. Chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như vàng da.
Triệu chứng của di căn: hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thần kinh. 
Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối hay thay đổi nội tiết tố.

TƯ VẤN CHO TÔI

Bạn đang gặp những triệu chứng cảnh báo bệnh ung bướu?

ĐỂ LẠI SĐT ĐỂ NHẬN
tài liệu điều trị ung bướu của Hội Nội Khoa Việt Nam
VÀ SỰ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Dấu hiệu và triệu chứng

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên thì sức khỏe của bạn chắc chắn đang gặp vấn đề và cần đến gặp bác sĩ để xác định rõ tình trạng bệnh. Bất cứ dấu hiệu nào nêu trên cũng có thể là hồi chuông cảnh báo căn bệnh ung thư nguy hiểm, tuyệt đối không thể chủ quan.

Dựa vào tính chất giải phẫu bệnh, các cơ quan bị tổn thương hoặc tế bào khởi phát và vị trí của tế bào, y học đã phân loại các ung thư thường gặp theo lứa tuổi như sau:

a) Ung thư người lớn:
• Ung thư biểu mô: Ung thư da, cổ tử cung, thực quản, hậu môn, tế bào gan, tế bào thận, thanh quản, dạ dày, tuyến giáp, tinh hoàn.
• Bệnh lý ác tính về huyết học (tủy xương và máu): Ung thư máu, bệnh bạch cầu, bệnh đa u tủy, u limpho bào.
• Ung thư mô liên kết: ung thư xương, cơ vân, sụn. Có nguồn gốc hỗn hợp: U mô đệm, u não, u trung biểu mô (ở màng tim hoặc màng phổi), u hắc tố, u quái, u tuyến ức.

b) Ung thư trẻ em:
Bệnh ung thư ở trẻ em thường bắt đầu ở não, xương, hệ thống thần kinh, cơ, đôi khi cả máu. Bệnh thường khó chẩn đoán bởi trẻ không thể nói ra cơn đau của mình. Trẻ thường phải chịu các cơn đau nặng nề hơn rất nhiều so với người lớn. Dưới đây là một số loại ung thư thường gặp ở trẻ em trên toàn thế giới.

- Ung thư bạch huyết hay ung thư máu: Thường bắt đầu trong các tế bào máu trắng. Đây là bệnh ung thư xảy ra ở các mô của cơ thể tạo máu, trong đó có hệ thống bạch huyết và tủy xương.
- Ung thư xương: Được chia thành 8 loại: sụn, xương, u tế bào khổng lồ ác tính, ung thư mạch máu, ung thư tế bào liên kết xương, u men xương dài, u nguyên sống. Bệnh xuất phát từ tế bào tạo sụn, tạo xương, tế bào mô liên kết của xương.
- Ung thư não: Khối u trong não phát triển ở tiểu não hoặc thân não (phần dưới của não). Khối u não ác tính tạo thành khi các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng tại các mô thần kinh.
- Ung thư nguyên bào thần kinh: Thường gặp ở trẻ có độ tuổi trung bình khoảng 17 tháng. Bệnh phát triển từ các khối u nguyên bào thần kinh và xuất phát ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là ở tuyến thượng thận trong ổ bụng, ở mô thần kinh ở vùng cổ, ngực hoặc xung quanh tuỷ sống.
- Ung thư hạch bạch huyết: Là bệnh ung thư của hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến các mô bạch huyết và toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh bắt đầu từ hệ thống bạch huyết bên trong cơ thể. Ung thư hạch bạch huyết có 2 dạng là: Lymphoma non Hogkin và Lymphoma Hodgkin.

Phân biệt các loại ung thư

Các giai đoạn bệnh ung thư

- Giai đoạn I: Ở giai đoạn này thường khối u vẫn nhỏ hoặc khối u chưa phát triển sâu vào các mô lân cận. Nó cũng không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh nhân ở giai đoạn này thường được gọi là ung thư giai đoạn đầu.
- Giai đoạn II và giai đoạn III: 2 giai đoạn này cho thấy ung thư hoặc khối u lớn hơn và đã phát triển sâu vào các mô gần đó. Chúng cũng có thể đã lan đến các hạch bạch huyết nhưng không đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Giai đoạn IV: ở giai đoạn này ung thư đã lan sang các cơ quan hoặc bộ phận khác của cơ thể. Nó cũng có thể được gọi là ung thư tiến triển hoặc di căn, ung thư giai đoạn cuối.

Hầu hết các loại ung thư có bốn giai đoạn, ký hiệu giai đoạn ung thư là I, II, III, IV. Một số bệnh ung thư cũng có ký hiệu ung thư là 0, tức giai đoạn 0 (không).

- Giai đoạn 0: Giai đoạn này mô tả bệnh ung thư vẫn ở tại chỗ và chưa lan sang các mô lân cận. Bệnh nhân ở giai đoạn này có khả năng chữa khỏi cao và thường được điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khối u. 

TƯ VẤN CHO TÔI

Ung bướu phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì cơ hội chữa khỏi sẽ cao. Nếu đã bệnh đã ở giai đoạn II,III, giai đoạn cuối thì cần phải điều trị ngay, không nên chần chừ kéo dài.

ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Các phương pháp điều trị 

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư, tác dụng phụ của thuốc, sự lựa chọn của bệnh nhân và sức khỏe chung. Các phương pháp bao gồm: Phẫu thuật , Hóa trị, xạ trị , Liệu pháp điều trị trúng đích và miễn dịch...

Phẫu thuật cắt bỏ ung tế bào ung thư là phương pháp được sử dụng phổ biến, phương pháp phẫu thuật triệt để có khả năng chữa khỏi nhiều loại ung thư khi còn ở giai đoạn đầu chưa di căn. Nếu khối ung thư đã di căn phẫu trị chỉ có hiệu lực tạm thời.

Các bác sỹ sẽ tiến hành loại bỏ khối u ung thư cùng các mô xung quanh. Phương pháp này thường được kết hợp với hóa trị và xạ trị ung thư để cho kết quả điều trị tốt nhất.
Thường dùng phương pháp này nhất với các bệnh ung thư: vú, cổ tử cung, khoang miệng, da, giáp trạng, ống tiêu hóa.

Một số phương pháp phẫu thuật:
- Phẫu thuật chẩn đoán: sinh thiết u, hạch, mở bụng thăm dò, soi ổ bụng, nội soi màng phổi... sinh thiết tổn thương. 
- Phẫu thuật xác định giai đoạn: Giúp các bác sỹ biết được giai đoạn bệnh, kích thước khối u. Ngoài ra, còn đánh giá được mức độ di căn để có những phương pháp điều trị kịp thời.
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u
- Phẫu thuật đa mô thức: kết hợp với điều trị hoá chất hoặc xạ trị nhằm cắt giảm khối u tạo điều kiện tốt nhất cho điều trị hoá xạ trị. 

1. PHẪU THUẬT

2. XẠ TRỊ

Xạ trị là dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư và làm tổn thương các mạch máu tới nuôi chúng. Điều trị tia xạ đơn thuần có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư khi còn ở giai đoạn khu trú tại chỗ – tại vùng, nhất là trong các bệnh ung thư hạch bạch huyết, ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, một số ung thư vùng đầu cổ.

Điều trị tia xạ phối hợp với phẫu thuật trị ung thư thường được áp dụng trong nhiều trường hợp khi ung thư đã phát triển tương đối lớn. Có khi tia xạ trước mổ nhằm giảm bớt thể tích u lúc mổ. Có khi tia xạ sau phẫu thuật nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn lại. Có khi phối hợp với hóa chất để tăng khả năng diệt tế bào ung thư tại một khu vực mà điều trị hóa chất không đủ khả năng diệt hết. 

3. HÓA TRỊ

Hóa trị là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư. Hóa trị thường được dùng trong các trường hợp phẫu trị và xạ trị không xử lý được như ung thư đã lan tỏa toàn thân, ung thư máu, ung thư hạch .... Người ta có thể dùng hóa trị bằng nhiều thứ thuốc kết hợp hoặc kết hợp với xạ trị, phẫu trị để tăng hiệu quả chữa bệnh. 

Phần lớn thuốc hóa chất dùng theo đường toàn thân đưa vào qua đường tĩnh mạch, đường uống hay tiêm bắp. Tuy nhiên có một số trường hợp người ta sử dụng hóa trị tại chỗ, tại vùng để đưa thuốc chống ung thư trực tiếp vào khối u, khoang cơ thể có khối u hoặc bơm thuốc vào mạch cung cấp máu cho vùng có khối u. 

TƯ VẤN CHO TÔI

Dinh dưỡng và thể trạng là 2 yếu tố căn bản giúp bệnh nhân giảm bớt các tác dụng phụ nặng nề của quá trình điều trị, giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công căn bệnh ung thư.

ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Buồn nôn và nôn ói

Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một là tổn thương tế bào niêm mạc tiêu hóa khiến đường tiêu hóa bị kích ứng, rất nhạy cảm. Hai là tổn thương thần kinh gây nôn khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn liên tục dù chỉ là uống 1 ngụm nước.

Tụt bạch cầu

Chỉ số bạch cầu của bệnh nhân sẽ bị tụt xuống rất thấp. Bạch cầu là tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể, khi bạch cầu tụt, cơ thể rất dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, sốt cao.

Chán ăn

Bệnh nhân mất cảm giác thèm ăn cộng thêm tình trạng buồn nôn khiến gần như 1 tuần đầu sau hóa trị bệnh nhân không thể ăn uống được gì. Dẫn đến thể trạng bệnh nhân suy kiệt trầm trọng.

Rụng tóc

Sau ngày hóa trị đầu tiên, tóc sẽ rụng dần, thậm chí rụng cả mảng tóc. Sau lần hóa trị thứ 2,3 thì hầu như tất cả tóc sẽ rụng. Nguyên nhân là do hóa chất gây độc lên tế bào chân tóc.

Suy nhược, mệt mỏi

Bệnh nhân thường bắt đầu mệt mỏi ngay sau hóa trị hoặc sau hóa trị 1 ngày. Mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư khác hoàn toàn mệt mỏi khi lao động thông thường. Tình trạng mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư được mô tả là không còn một chút sức lực nào, dù cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi.

Đây là 3 hòn đá tảng trong điều trị ung bướu. Hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành, nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên tác dụng phụ do việc điều trị mang lại cũng là một gánh nặng khá lớn với người bệnh. Việc phẫu thuật hay đưa tia xạ, đưa hóa chất mạnh vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung bướu gây ra ảnh hưởng có thể kể đến như sau:

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN(MIỄN PHÍ)
1800 8019
TƯ VẤN NGOÀI GIỜ HÀNH CHÍNH
0948 299 119
đã đăng ký với bộ công thương
© 2014 - Bản Quyền Thuộc Công Ty Cổ Phần Dược Mỹ Phẩm CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 - Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 Đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, Thạch Thất, TP Hà Nội
Điện thoạị: 024.3668.6938
GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 05/08/2011
"Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng" Hoàn tiền 100% nếu sử dụng không thấy hiệu quả